TÌM HIỂU VỀ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
Tên ngành: ĐIỀU DƯỠNG
Mã ngành: 6720301
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.
Thời gian đào tạo: 03 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Điều dưỡng trình độ cao đẳng là ngành nghề về chăm sóc sức khỏe người bệnh, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Điều dưỡng là người đảm nhận việc chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh; trực tiếp theo dõi và hỗ trợ cho bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu. Phạm vi công việc của điều dưỡng khác nhau tùy theo các cơ sở y tế, vị trí việc làm. Tuy nhiên, công việc chủ yếu chung nhất của nghề điều dưỡng là: điều dưỡng tiếp đón, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng chăm sóc, điều dưỡng phục hồi chức năng, điều dưỡng dinh dưỡng, điều dưỡng cộng đồng.
Để hành nghề, người điều dưỡng phải có sức khỏe tốt, có ý đức, có đủ kiến thức về chính trị, pháp luật, kiến thức về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh.
1.2 Mục tiêu cụ thể
a) Về kiến thức:
-Trình bày được các kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để giải thích nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;
– Phân tích được về dược lý, dinh dưỡng, tâm lý con người, kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành chăm sóc người bệnh;
– Giải thích được quá trình dược động học của thuốc, tác dụng của thuốc, quy chế sử dụng thuốc để sử dụng thuốc hợp lý và an toàn;
– Trình bày được kiến thức về vi ký sinh để xác định các nguyên nhân gây bệnh, nguồn lây nhiễm để lập kế hoạch phòng bệnh;
– Giải thích được quy trình tiếp nhận người bệnh vào viện và hướng dẫn được cho người bệnh các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho người bệnh ra viện;
– Phân tích được đặc điểm tâm lý từng người bệnh để lựa chọn phương pháp giao tiếp và tư vấn sức khỏe phù hợp;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định
b) Về kỹ năng
– Nhận định được tình trạng người bệnh và đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng phù hợp cho người bệnh;
– Phân loại được người bệnh đến khám và cấp cứu, xác định được vấn đề ưu tiên để đưa ra hướng xử trí phù hợp;
– Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh;
– Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chuyên ngành;
– Phụ giúp được bác sĩ thực hiện các thủ thuật trên người bệnh;
– Thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp cấp cứu tại cộng đồng;
– Quản lý trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc, hồ sơ, sổ sách;
– Theo dõi, đánh giá tình trạng, ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh, phát hiện và báo cáo các diễn biến bất thường của người bệnh;
– Giao tiếp lịch sự, thân thiện với người bệnh;
– Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng;
– Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp phòng chống dịch và bảo vệ môi trường sức khỏe;
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
c) Về mức độ tự chủ và trác nhiệm:
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm
– Tuân thủ đúng các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế.
– Thận trọng, tỉ mỉ, tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc của cá nhân và của nhóm.
1.3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Điều dưỡng phòng khám;
– Điều dưỡng chăm sóc;
– Điều dưỡng cộng đồng.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Số lượng mô đun: 45 mô đun
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 106 tín chỉ
– Khối lượng các mô đun chung/đại cương: 435 giờ
– Khối lượng các mô đun chuyên môn: 2369 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 1027 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1632 giờ
QUYỀN LỢI KHI ĐĂNG KÝ HỌC TẠI NHÀ TRƯỜNG
1. CHỈ CẦN TỐT NGHIỆP THPT
2. HƯỞNG MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ THEO NĐ 81/2021/NĐ-CP
3. ĐƯỢC LIÊN THÔNG NGAY LÊN ĐẠI HỌC
4. SINH VIÊN RA TRƯỜNG CÓ VIỆC LÀM NGAY
5. ĐƯỢC VAY VỐN NGÂN HÀNG & MỌI QUYỀN LỢI ƯU TIÊN THEO QĐ HIỆN HÀNH
Kí túc xá được hỗ trợ chỉ 205.000đ/tháng ( nhiều tiện ích nội khu: phòng ăn, thư viện, khu tự học, khu sinh hoạt chung )
═════ ═════
#ĐĂNG_KÝ_XÉT_HỌC_BẠ TẠI LINK: https://forms.gle/WF264ZWdGnKgyENz8
#HỎI_ĐÁP tất cả thông tin về nhà trường: https://fb.watch/8ln9bkcz-x/
═════ ═════
TRỤ SỞ ĐÀO TẠO: Trường Cao Đẳng Y Khoa Hà Nội, Số 267 Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội ( cách bến xe Nước Ngầm chưa đến 1km )
#TƯ_VẤN 24/24H: Cô Hoàng Trang 0356 85 85 85 ( Zalo, Viber )
#LƯU_Ý: Nhà trường không thu bất kì khoản phí đầu vào nào, vui lòng nộp hồ sơ trực tiếp về nhà trường do Ms Trang – Trưởng phòng tuyển sinh phụ trách.